Đặc điểm Vịt cỏ Vân Đình

Thể chất

Vịt cỏ Vân Đình có đặc điểm là nhỏ con, lông cánh dài, màu cà kêm, thớ thịt dày, thơm, xương nhỏ. Những chú vịt cỏ được nuôi thả trong môi trường tự nhiên, ăn thóc rơi, tôm tép nên không bị béo phì. Vịt cỏ Vân Đình có sớ thịt mỏng, xương mềm và ngọt[5]. Trọng lượng vịt xấp xỉ 1,5 kg nên thịt mỏng mà không khô, xương mềm, ngọt, ăn không bị ngấy nên dễ chế biến[6]. Con vịt cỏ nặng chỉ chừng 1,2 - 1,4 kg, thịt có thơm ngon nhưng mỏng mảnh, vịt cỏ đẻ mỗi năm 270 quả trứng, dẻo đến cả 1.000 ngày. Một con vịt cỏ đực phụ trách tới mười hai con cái hơn vịt siêu thịt chỉ có tỷ lệ một đực sáu cái[7].

Giống vịt này lớn nhất cũng chỉ khoảng 1,2-1,3 kg một con. Sống giữa thiên nhiên, lớn lên nhờ thiên nhiên, vị thơm ngon đặc biệt của vịt cỏ ruộng đồng chiêm trũng Ứng Hòa này không vùng nào tương tự[1][2] Tuy vậy, nhìn chung vịt cỏ năng suất thấp, lớn chậm và trọng lượng thấp, mỗi con chỉ khoảng 1,5 kg-1,8 kg mà phải nuôi 70 ngày mới được xuất chuồng[8], vịt cỏ nuôi phải 70 ngày mới bán được, mà mỗi con chỉ được khoảng 1,5 kg, chăm tốt mới được 1,7 - 1,8 kg[3] Nhìn chung, giống vịt này năng suất không cao, lớn chậm và trọng lượng không cao. Vịt cỏ nuôi phải 70 ngày mới bán được, mà mỗi con chỉ được khoảng 1,5 kg, chăm tốt mới được 1,7 - 1,8 kg [9].

Tập tính

Vào mùa mưa, nước ngập trắng đồng, hàng trăm chú vịt nhởn nhơ bơi lội, chạy đua với thời gian để lớn nhanh trước khi cánh đồng cạn nước. Không được vỗ béo bằng cám, bằng bột tăng trọng mà tự kiếm ăn từ những hạt lúa còn sót lại, từ những chú giun, dế béo tròn, hít khí trời trên cánh đồng mênh mông. Con vịt cỏ suốt ngày luồn vào ruộng lúa ăn rong rêu, tôm tép, sâu bọ, mồm nó làm cỏ, đít nó bỏ phân. Nước ngoài đồng càng lớn vịt cỏ càng lớn nhanh.

Vịt cỏ Vân Đình khôn, chăn cách xa cả cây số, con nào mải ăn sót lại trên đồng đêm đến vẫn nhớ máng, nhớ chuồng mà quay về. Lẫn đàn là vịt cỏ vùng vằng đòi ra, có chuột, rắn, có quạ diều là cả đàn dồn lại một chòm, ngẩng đầu lên báo động bằng tiếng "quàng quạc", có mồi ăn là gọi nhau mời mọc bằng tiếng "kít kịt kịt". Người nuôi khi cho ăn chỉ cần chu miệng gọi "kít kít kít" là cả đàn vịt chạy đến châu mỏ quanh xe chờ ăn, chúng thuộc tiếng gọi, thuộc cả màu áo của chủ nhân thường mặc, tuy nhiên vào mùa mưa bão, vịt cỏ rất hay đi theo dòng nước, dễ mất[7].

Tối đàn vịt được quây lại một chỗ trên cánh đồng. Chuồng vịt có ba lớp bảo vệ, thứ nhất là đàn chó dữ, thứ hai bằng những cái tai thính của các con ngỗng già, thứ ba bằng chính cái lều chăn vịt. Gột vịt khi bé ăn cơm thấm nước hay bún xắt nhỏ, bốn năm ngày tuổi ăn tép, giun, ngoài hai mươi ngày tuổi khẩu phần ăn sẽ chỉ là thóc chắc. Hạt thóc được người chăn cầu kỳ ngâm cả đêm nhu nhú mầm đem cho vịt ăn là béo đến phồng phao câu. Gột vịt cỏ từ lúc bóc trứng đến khi chéo cánh thịt được mất đúng hai tháng, thức ăn tốn rất ít. Lưu ý nếu ao hồ đang nuôi cá chim, cá trê lai mà lùa đàn vịt giống xuống thì cẩn thận vì khi vịt đực nhảy lên lưng vịt cái đạp (giao phối), thì dương vật chúng thò ra, cá dưới ao sẽ rỉa ngay[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vịt cỏ Vân Đình http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/vit-nu... http://baodatviet.vn/van-hoa/nguoi-viet/10-mon-an-... http://dantri.com.vn/suc-khoe/ha-noi-thu-phu-vit-v... http://hanoimoi.com.vn/Ban-in/Nong-thon-moi/593779... http://laodong.com.vn/lao-dong-doi-song/kinh-hoang... http://www.thanhnien.com.vn/doi-song/giai-tri/ngat... http://khuyennonghanoi.gov.vn/ChiTietTinBai.aspx?I... http://www.nguoiduatin.vn/hang-ngan-thuc-khach-dan... http://songmoi.vn/doi-song-am-thuc/%E2%80%9Cdac-sa... http://www.tienphong.vn/xa-hoi/vit-co-van-dinh-mua...